reset and begin
1/15/2010

host lưu trữ tốt nhất 25GB



Dịch vụ SkyDrive của Microsoft hào phóng biếu không người dùng 25 GB để lưu trữ dữ liệu trực tuyến. Với SkyDrive Explorer, việc chuyển dữ liệu lên SkyDrive sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, y như chép dữ liệu vào ổ cứng hệ thống.


Có chức năng tương tự GMail Drive (tạo ra ổ đĩa Gmail trong My Computer), SkyDrive Explorer sẽ  kéo ổ đĩa trực tuyến 25GB của SkyDrive về My Computer giúp việc sao lưu dữ liệu của người dùng diễn ra thuận tiện hơn, không cần dùng đến trình duyệt nữa. Phiên bản mới nhất SkyDrive Explorer 1.0 Beta có dung lượng 1,17MB, tương thích với Windows XP/Vista/7, tải miễn phí tại đây.
Đăng nhập SkyDrive trong My Computer


Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, trong My Computer sẽ xuất hiện thêm ổ đĩa có tên SkyDrive Explorer. Bạn nhấp đôi chuột vào ổ đĩa này để đăng nhập SkyDrive.

Ở hộp thoại Sign In To: SkyDrive Explorer hiện ra, bạn nhập địa chỉ Hotmail hoặc Live.com đầy đủ (bao gồm cả tên miền @hotmail.com hoặc @live.com) vào hộp Windows Live ID và mật khẩu vào hộp Password, rồi bấm Sign In để đăng nhập SkyDrive.

Nếu đang dùng máy tính cá nhân, trước đó bạn có thể đánh dấu chọn hai ô Remember me on this computer và Remember my password để ghi nhớ thông tin đăng nhập, lần sau khỏi mất công khai báo lại.

Trong chốc lát, nội dung của ổ đĩa SkyDrive sẽ hiển thị, trong đó gồm bốn thư mục được tạo sẵn là Công khai (Public), Tài liệu của tôi (My Documents), Yêu thích (Favourites), Yêu thích dùng chung (Shared favourites), cùng các thư mục do bạn tạo ra trước đó (nếu có).
Nội dung ổ đĩa SkyDrive


Tất nhiên, bạn có thể tạo thêm thư mục mới, đổi tên thư mục, xóa thư mục/file bất kỳ, tạo shortcut cho các thư mục SkyDrive trên desktop, chép thêm file/thư mục từ ổ đĩa hệ thống vào ổ đĩa SkyDrive bằng thao tác Copy & Paste, Cut & Paste hoặc kéo thả.

Tốc độ chép file/thư mục vào ổ đĩa SkyDrive nhanh hay chậm tùy thuộc tốc độ đường truyền Internet cũng như dung lượng file/thư mục.

Lưu ý:

- Dung lượng file tối đa hỗ trợ chép vào ổ đĩa SkyDrive là 50MB, đúng bằng mức giới hạn dung lượng file tải lên SkyDrive thông qua trình duyệt.

- Mỗi khi đăng xuất khỏi Windows hoặc khởi động lại máy, bạn cần đăng nhập lại ổ đĩa SkyDrive.

- Theo thử nghiệm, dù SkyDrive Explorer là phần mềm hoàn toàn “sạch”, song công nghệ SONAR 2 của Norton 360 v4 Beta lại nhận dạng SkyDrive Explorer là đối tượng nguy hiểm, dựa trên hành vi lúc cài đặt. Các trình antivirus, Internet Security của hãng khác thì không như vậy.
nguồn 

1/13/2010

thay pass trong wampp server mysql

Thay đổi Username và Password cho MySQL
Nếu bạn vào WAMP lần đầu tiên có thể bạn sẽ thấy dưới cuối màn hình dòng chữ màu đỏ đại loại là bạn chưa có mật khẩu cho PhpMyadmin và khuyên bạn nên tạo mật khẩu cho nó. Cách làm như sau: Bước 1: Trong PhpMyadmin bạn chọn phím Privileges. Trong đó sẽ có Username mặc định là root và Password là No. Bạn nhấn vào phím Edit và điền mật khẩu vào. Mật khẩu nào ngắn ngắn thôi cho dễ nhớ chứ “vừng ơi mở cửa ra đi em” thì dài quá. Cài đặt Wamp Server Cài đặt Wamp Server Bước 2: Sau khi bạn đổi xong có thể bạn sẽ bị out ra khỏi PhpMyadmin nhưng đừng vội hoảng, vẫn còn có tôi ở đây cơ mà. Bạn mở file config.inc.php trong đường dẫn như sau C:\wamp\phpmyadmin\config.inc.php bằng Notepad chẳng hạn. Nhần Ctrl-F để tìm và gõ vào:


  1. $cfg['Servers'][$i]['password'] = '';
$cfg['Servers'][$i]['password'] = '';
Sau đó thì phần password bạn đổi lại thành cái gì cũng được! tên người yêu thằng bạn thân đi cho nó máu. Lưu lại và đăng nhập lại vào PhpMyadmin với Username là “root” và mật khẩu là tên bạn gái của thằng bạn thân.
Tạo Database trong PhpMyadmin
Xong xuôi chúng ta có thể bắt đầu tạo database rất đơn giản. Trong ô Create new database bạn điền vào tên database muốn tạo. Vì chúng ta sẽ cài đặt WordPress nên chúng ta đặt tạm là WordPress đi cho nó tiến bộ. Nhấn nút Create là xong. Đơn giản hỉ? Bạn không cần Username và Password bởi vì nó sẽ sử dụng Username và Password bạn thiết lập ở bước trên. Cài đặt Wamp Server
Sử dụng hàm mail() với localhost
Đa phần khi sử dụng localhost hàm mail() trong PHP không hoạt động vì ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) của bạn người ta sợ người dùng lạm dụng nó để Spam thiên hạ dẫn đến đại loạn giang hồ. Do đó cách sau có thể được hoặc có thể không tùy thuộc vào ISP của bạn. Hay nói ngắn gọn là cũng hên xui thôi. Mở file php.ini bằng cách nhấn vào biểu tượng dưới thanh trạng thái và chọn PHP > php.ini và tìm dòng SMTP trong file php.ini. Thường thì bạn sẽ thấy dòng “SMTP=localhost” thay nó thành SMTP Server của ISP của bạn. Bạn cũng sẽ thấy một dòng “smtp_port” và nó thường có giá trị là 25, nếu không phải giá trị này bạn đổi nó thành 25. Trong file php.ini của tôi là:

  1. SMTP = smtp.east.cox.net

  2. ; http://php.net/smtp-port

  3. smtp_port = 25
SMTP = smtp.east.cox.net
; http://php.net/smtp-port
smtp_port = 25

Để tìm ra được SMTP Server của các ISP ở Việt Nam thì chắc bạn phải Google thôi.


nguồn sr tác giả


1/11/2010

hàm kiểm tra hàm

sử dụng hàm function_exits để kiểm tra host có hỗ trợ hàm này hay không

vd:

<?php
if (function_exists('imap_open'))

{
echo "IMAP functions  host co ho tro .<br />\n";
} else {
echo "IMAP functions host khong ho tro.<br />\n";
}
?>


List

Profiles Information


About me : Nothing is 1 vài thứ - 1985

Places I've Lived : I Hà Nội

Home Page : http://www.shimivn.blogspot.com/

Think : 1:1000000000

Languages spoken : Vietnamese,English.

Mobile : sony C2305

dell : i3-Ram 3GB- HDD 250GB .