reset and begin
1/24/2011

Những tỉ phú chưa tốt nghiệp Đại Học

Những tỉ phú chưa tốt nghiệp Đại Học
Trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc: “Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.

Houston, năm 1973. Một ngôi nhà bình dân của một gia đình bình dân ở Mỹ (vài ngày trước đó, một lá đơn xin học cấp ba ngoại khóa do Michael Dell ký tên vừa được gửi đi từ đây) có tiếng chuông reo ngoài cửa.

Khách là một phụ nữ luống tuổi đến nhà để thỏa thuận với gia đình của “Ngài Micheal Dell” về những chi tiết cụ thể như loại bằng tốt nghiệp, phương thức thanh toán tiền học và những đề tài buồn tẻ khác của người lớn.

Vị khách kinh ngạc khi thấy “Ngài Micheal Dell” ngoài đời là một cậu bé 8 tuổi. Vẻ mặt bình thản và hoàn toàn nghiêm túc, cậu bé giải thích với bà khách về ý định nhảy cóc các lớp cấp hai bởi: “Có khối việc quan trọng cần làm trong cuộc đời”.

Luôn muốn bỏ qua những bước đi “không cần thiết” để “tập trung vào công việc”, đó là một phương châm luôn theo sát Micheal Dell, người mới 33 tuổi đã trở thành một trong những đại gia giàu có nhất trên hành tinh.

Một ngày đẹp trời năm 1977, gia đình ông Alexandr Dell đi câu cá ngoài biển. Trong khi hai anh trai mình thảnh thơi buông cần ngồi đợi cá, Michael Dell ngồi loay hoay chế tạo ra một loại “thiết bị đặc biệt” - loại cần có cùng lúc vài chục lưỡi câu.

Bị các anh chế giễu là “rỗi hơi”, Michael vẫn cắm cúi làm. Thế rồi sau buổi câu, cậu út đã câu được đầy giỏ nhất. Từ đó trở đi, trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc:” Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.

Lớn lên một chút, Michael Dell kiếm tiền bằng cách tìm khách hàng đặt mua báo cho tờ “Houston Post”. Từ dạo đó cậu đã hiểu một chân lý “Không quan trọng bạn bán gì, quan trọng bạn bán nó như thế nào”.

Nảy ra ý tưởng: Độc giả tiềm năng của tờ báo sẽ là các cặp vợ chồng mới cưới, thế là Michael liền gửi thư điện tử cho các khách hàng tương lai của mình và đề nghị tặng họ hai tuần báo miễn phí với tư cách là món quà cưới, nếu họ đồng ý đặt mua báo dài hạn.

Lần này, Michael đã kiếm được một khoản tiền đáng kể: 18.000 đô la và cậu tậu ngay một chiếc BMW (dạo ấy xe châu Âu là của hiếm ở Mỹ). Người bán hàng há hốc mồm kinh ngạc khi thấy cậu thanh niên 17 tuổi lôi từ túi quần ra số tiền mặt để thanh toán.

Tài kinh doanh của con trai không làm cho bố mẹ Michael ngạc nhiên và thán phục cho lắm, kỳ vọng của họ là cậu út phải thi vào đại học và trở thành bác sỹ.

Năm sau Dell đăng ký thi vào khoa Sinh trường Đại học Texac ở thành phố Austin. Hồi đó máy tính IBM là một phát minh hiện đại bậc nhất của ngành tin học và đang mốt đến nỗi giá một chiếc máy bình thường cũng là gần 4.000 đô. Nhưng nhà phân phối chỉ trả lại cho IBM có 2.500 đô, còn lại là tiền hoa hồng.

Thế là Michael Dell lập tức suy luận “Tại sao lại phải trả cho người trung gian một khoản tiền lớn như thế, trong khi nhà sản xuất có thể bán tận tay tới người tiêu dùng?”.

Sau khi tìm hiểu, Michael Dell biết rằng IBM thường đưa ra mức tiêu thụ quá sức đối với nhà phân phối, vì vậy trong kho của công ty trung gian bao giờ cũng có hàng tồn. Thế là Micheal bèn nghĩ ra cách mua lại các máy tính tồn kho, rồi tự thêm bớt các chi tiết trong máy tính cho phù hợp với từng khách hàng.

Căn phòng ký túc xá của cậu sinh viên khoa sinh biến thành kho và xưởng chế tạo vi tính. Michael đăng tin trên báo “Có bán các loại máy vi tính đã hoàn thiện theo yêu cầu cụ thể của từng người sử dụng, giá rẻ hơn giá bán lẻ 15%”.

Khách hàng của Michael là những doanh nghiệp, các bác sỹ tư và các công ty tư vấn luật. Doanh thu hàng tháng lên tới 50.000 đô la.

Thấy bố mẹ lo lắng vì con trai trễ nải với việc học hành, Michael hứa rằng trong kỳ nghỉ hè cậu sẽ thử lập công ty, và nếu thất bại, đầu năm học cậu phải quay về trường và toàn tâm toàn ý với ngành sinh học đã chọn.

Và thế là ngày 3/5/1984, công ty “Dell Computer” được thành lập. Khi đó Dell mới 19 tuổi.

Dell thuê một văn phòng nhỏ và thu nhận nhân viên đầu tiên vào làm việc. Công ty không thể không có quảng cáo. Logo đầu tiên của công ty được Dell vẽ trên bìa hộp bánh pizza rồi đưa cho một người bạn sao ra và mang đến đăng ở báo.

Phương châm kinh doanh của Dell vẫn là “Bán cho khách hàng thứ họ cần, chứ không phải dúi cho họ đồ tồn kho”. Cần thêm linh kiện gì Dell mới mua riêng cho từng máy tính.

List

Profiles Information


About me : Nothing is 1 vài thứ - 1985

Places I've Lived : I Hà Nội

Home Page : http://www.shimivn.blogspot.com/

Think : 1:1000000000

Languages spoken : Vietnamese,English.

Mobile : sony C2305

dell : i3-Ram 3GB- HDD 250GB .