reset and begin
1/24/2011

Những tỉ phú chưa tốt nghiệp Đại Học

Những tỉ phú chưa tốt nghiệp Đại Học
Trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc: “Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.

Houston, năm 1973. Một ngôi nhà bình dân của một gia đình bình dân ở Mỹ (vài ngày trước đó, một lá đơn xin học cấp ba ngoại khóa do Michael Dell ký tên vừa được gửi đi từ đây) có tiếng chuông reo ngoài cửa.

Khách là một phụ nữ luống tuổi đến nhà để thỏa thuận với gia đình của “Ngài Micheal Dell” về những chi tiết cụ thể như loại bằng tốt nghiệp, phương thức thanh toán tiền học và những đề tài buồn tẻ khác của người lớn.

Vị khách kinh ngạc khi thấy “Ngài Micheal Dell” ngoài đời là một cậu bé 8 tuổi. Vẻ mặt bình thản và hoàn toàn nghiêm túc, cậu bé giải thích với bà khách về ý định nhảy cóc các lớp cấp hai bởi: “Có khối việc quan trọng cần làm trong cuộc đời”.

Luôn muốn bỏ qua những bước đi “không cần thiết” để “tập trung vào công việc”, đó là một phương châm luôn theo sát Micheal Dell, người mới 33 tuổi đã trở thành một trong những đại gia giàu có nhất trên hành tinh.

Một ngày đẹp trời năm 1977, gia đình ông Alexandr Dell đi câu cá ngoài biển. Trong khi hai anh trai mình thảnh thơi buông cần ngồi đợi cá, Michael Dell ngồi loay hoay chế tạo ra một loại “thiết bị đặc biệt” - loại cần có cùng lúc vài chục lưỡi câu.

Bị các anh chế giễu là “rỗi hơi”, Michael vẫn cắm cúi làm. Thế rồi sau buổi câu, cậu út đã câu được đầy giỏ nhất. Từ đó trở đi, trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc:” Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.

Lớn lên một chút, Michael Dell kiếm tiền bằng cách tìm khách hàng đặt mua báo cho tờ “Houston Post”. Từ dạo đó cậu đã hiểu một chân lý “Không quan trọng bạn bán gì, quan trọng bạn bán nó như thế nào”.

Nảy ra ý tưởng: Độc giả tiềm năng của tờ báo sẽ là các cặp vợ chồng mới cưới, thế là Michael liền gửi thư điện tử cho các khách hàng tương lai của mình và đề nghị tặng họ hai tuần báo miễn phí với tư cách là món quà cưới, nếu họ đồng ý đặt mua báo dài hạn.

Lần này, Michael đã kiếm được một khoản tiền đáng kể: 18.000 đô la và cậu tậu ngay một chiếc BMW (dạo ấy xe châu Âu là của hiếm ở Mỹ). Người bán hàng há hốc mồm kinh ngạc khi thấy cậu thanh niên 17 tuổi lôi từ túi quần ra số tiền mặt để thanh toán.

Tài kinh doanh của con trai không làm cho bố mẹ Michael ngạc nhiên và thán phục cho lắm, kỳ vọng của họ là cậu út phải thi vào đại học và trở thành bác sỹ.

Năm sau Dell đăng ký thi vào khoa Sinh trường Đại học Texac ở thành phố Austin. Hồi đó máy tính IBM là một phát minh hiện đại bậc nhất của ngành tin học và đang mốt đến nỗi giá một chiếc máy bình thường cũng là gần 4.000 đô. Nhưng nhà phân phối chỉ trả lại cho IBM có 2.500 đô, còn lại là tiền hoa hồng.

Thế là Michael Dell lập tức suy luận “Tại sao lại phải trả cho người trung gian một khoản tiền lớn như thế, trong khi nhà sản xuất có thể bán tận tay tới người tiêu dùng?”.

Sau khi tìm hiểu, Michael Dell biết rằng IBM thường đưa ra mức tiêu thụ quá sức đối với nhà phân phối, vì vậy trong kho của công ty trung gian bao giờ cũng có hàng tồn. Thế là Micheal bèn nghĩ ra cách mua lại các máy tính tồn kho, rồi tự thêm bớt các chi tiết trong máy tính cho phù hợp với từng khách hàng.

Căn phòng ký túc xá của cậu sinh viên khoa sinh biến thành kho và xưởng chế tạo vi tính. Michael đăng tin trên báo “Có bán các loại máy vi tính đã hoàn thiện theo yêu cầu cụ thể của từng người sử dụng, giá rẻ hơn giá bán lẻ 15%”.

Khách hàng của Michael là những doanh nghiệp, các bác sỹ tư và các công ty tư vấn luật. Doanh thu hàng tháng lên tới 50.000 đô la.

Thấy bố mẹ lo lắng vì con trai trễ nải với việc học hành, Michael hứa rằng trong kỳ nghỉ hè cậu sẽ thử lập công ty, và nếu thất bại, đầu năm học cậu phải quay về trường và toàn tâm toàn ý với ngành sinh học đã chọn.

Và thế là ngày 3/5/1984, công ty “Dell Computer” được thành lập. Khi đó Dell mới 19 tuổi.

Dell thuê một văn phòng nhỏ và thu nhận nhân viên đầu tiên vào làm việc. Công ty không thể không có quảng cáo. Logo đầu tiên của công ty được Dell vẽ trên bìa hộp bánh pizza rồi đưa cho một người bạn sao ra và mang đến đăng ở báo.

Phương châm kinh doanh của Dell vẫn là “Bán cho khách hàng thứ họ cần, chứ không phải dúi cho họ đồ tồn kho”. Cần thêm linh kiện gì Dell mới mua riêng cho từng máy tính.

Tháng đầu tiên doanh thu của Dell Computer là 180.000 đô la, sang tháng thứ hai con số này đã lên tới 265.000 đô. Chỉ một năm sau đó, lượng máy tính Dell tiêu thụ mỗi tháng là 1.000 chiếc.

Dell liên tục nghĩ ra những phương thức kinh doanh mới khác hẳn các công ty khác, như bảo đảm hoàn lại tiền cho khách hàng, dịch vụ sửa máy ngay trong vòng một ngày và lập đường dây nóng 24/24 giờ để các chuyên gia trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng.

“Người ta sản xuất ra máy tính rồi mới nhồi vào đầu khách hàng là họ cần có nó, còn chúng tôi thì nghiên cứu xem thị trường cần gì và cho ra sản phẩm” - Dell luôn nói vậy.

Vào cái ngày mà lẽ ra Michael Dell phải tốt nghiệp trường đại học, doanh thu của các công ty của Dell Computer trên toàn thế giới đã vượt mức 70 triệu đô la.

Và Dell bắt tay vào việc phát triển thương hiệu của chính mình, thay vì bán hàng của các công ty khác. Khách hàng khi đặt mua máy tính Dell sẽ được nhận hàng trong vòng 36 giờ.

Nhà máy của Dell Computer là một ví dụ hết sức thú vị về mô hình sản xuất- hoàn toàn không có khu vực gọi là kho bãi. Ở một đầu nhà máy là những chiếc xe tải chở linh kiện, đầu kia là một dãy xe khác đã chất đầy máy tính lắp ráp và thử nghiệm xong, đã trang bị các phần mềm cần cho từng khách hàng cụ thể.

Ngày nay, Dell có các nhà máy con ở hơn ba chục quốc gia trên thế giới, với hơn 90.000 nhân viên.

Khi trong công ty Dell Computer chỉ mới có vẻn vẹn ba nhân viên và họ cùng ngồi làm việc trong một căn phòng nhỏ hẹp, Dell hay thổ lộ với cộng sự rằng ông mơ ước trở thành nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.

Năm tài chính vừa rồi tổng doanh thu của công ty là 57.4 tỷ đô la, trong đó lãi ròng là 2.6 tỷ đô. Bản thân Michael có tài sản trị giá 16.4 tỷ đô la. Nhưng có một thứ mà Michael thiếu, đó là… bằng tốt nghiệp đại học. Mà để làm gì kia chứ?


Người thay đổi kỉ nguyên con người

Tỷ phú không tốt nghiệp đại học Vào tháng 6 tới, tức là 34 năm sau khi vào học trường Harvard, Bill Gates sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trường đại học danh giá nhất thế giới.

Năm 1975, Bill Gates tự nguyện bỏ học khi đang học năm thứ 3, mặc dù vậy, Ban giám hiệu trường Harvard mới đây vẫn quyết định cấp bằng tốt nghiệp cho ông vì những “công lao đặc biệt”.
Trước khi vào học trường Harvard, Bill Gates có đủ mọi cơ may để được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp và trở thành một con người thành đạt. Bố mẹ ông thu xếp cho ông vào học trường phổ thông tư thục nổi tiếng Lakeside và chính tại đây người chủ tương lai của hãng Microsoft bắt đầu say mê máy vi tính và công việc lập trình. Thời học sinh, Bill Gates đạt được nhiều kết quả xuất sắc trong học tập, năm lớp 9 ông nằm trong danh sách 10 học sinh ưu tú nhất nước Mỹ. Một năm sau, ông bắt đầu giảng dạy những kỹ năng máy vi tính và kiếm được một khoản tiền rất lớn vào thời ấy là 4.200 USD nhờ phần mềm ông soạn ra để lập thời gian biểu cho các môn học trong trường.


Chủ sở hữu mạng lưới khách sạn và sòng bạc lớn nhất thế giới.

Sheldon Adelson nắm trong tay 26,5 tỷ USD mặc dù hồi trẻ ông không theo học nổi trường đại học thành phố New York.

Cũng không chịu nổi “gánh nặng đại học” là nhà tỷ phú Tây Ban Nha Omansio Ortega với tổng tài sản là 24 tỷ USD.




Ông chủ của đế chế Ipod


Cần phải nhấn mạnh rằng, thực tế cho thấy: Tại Mỹ cũng như tại nhiều quốc gia khác, việc không có bằng đại học không phải lúc nào cũng là lực cản trên con đường đi lên của những người tài giỏi.

Chẳng hạn, tuy không có bằng đại học nhưng nhiều năm qua người lãnh đạo hãng Apple - ông Steve Jobs (ông bị đuổi khỏi trường trung cấp ngay từ học kỳ đầu tiên) vẫn tạo nên nhiều thăng tiến trong sự nghiệp kinh doanh. Ông chủ của đế chế Ipod và một trong những lãnh đạo cao cấp của hãng Pixar trong vòng 35 năm sau khi bị đuổi khỏi trường trung học theo tính toán của tạp chí Forbes đã có khối tài sản 5, 7 tỉ USD.


Lãnh đạo số 1 của Oracle






Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Oracle


Một nhân vật khác cũng là lãnh đạo của hãng công nghệ khổng lồ Oracle cũng không có bằng đại học. Đó chính là tỉ phú Lawrence Ellison, người đã vào học nhưng lại không tốt nghiệp Đai học tổng hợp của bang Illinois, Mỹ. Giờ đây ở tuổi 62, ông này kiếm được 21, 5 tỉ USD.






Tỉ phú giàu nhất nước Nga – Roman Abramovich

Tỉ phú giàu nhất nước Nga – Roman Abramovich, người mới được nhắc đến nhiều về việc phân chia tài sản (18, 78 tỉ USD) trong vụ ly hôn của mình cũng không tốt nghiệp đại học công nghiệp Ukhtyn. Thậm chí còn có nguồn tin còn khẳng định ông chủ của LCB Chelsea chưa bao giờ nhập học trường đại học này (!). Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất Nga hiện nay và được cả thế giới biết đến là Artemy Lebedev cũng không có bằng đại học, tuy chưa được công nhận là tỉ phú USD, nhưng nhiều người cho rằng với công việc phát đạt như hiện nay thì tương lai tỷ phú sẽ thuộc về Artemy Lebedev.


Có một điều đáng ngạc nhiên là không phải thâm niên kinh nghiệm hay bằng cấp đóng vai trò quyết định cho thành công của những doanh nhân trẻ. Chìa khóa làm nên những cú nhảy ngoạn mục của họ chính là sự sáng tạo và tìm ra con đường mà chưa từng một ai đặt chân tới rồi trở thành bá chủ trong lĩnh vực độc tôn của mình.

Sau đây là chân dung của những doanh nhân trẻ thành đạt tiêu biểu nhất trên thế giới hiện nay:

1. Sergey Brin và Larry Page

Hai nhà đồng sáng lập của Tập đoàn Google

Tuổi: 36

Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ
Hai nhà sáng lập của “Gã khổng lồ tìm kiếm Google” năm nay mới tròn 36 tuổi thế nhưng hiện nay, tập đoàn của họ có giá trị khoảng 174 tỷ USD trên thị trường. Tổng tài sản mà 2 vị giám đốc trẻ này sở hữu cũng ngót nghét 14 tỷ USD.

Sự thành công đáng khâm phục của Google đã phản bác lại quan điểm chiến thắng chỉ dành cho kể đến sớm đang tồn tại trong thế giới công nghệ tin học. Google không phải là người đến sớm nhất mà mãi đến năm 1998, trang tìm kiếm này mới ra đời. Khi đó trên thị trường đã có hàng loạt công cụ Search Engine có tên tuổi như Altavista, Yahoo hay Lycos.

Sinh sau đẻ muộn, mới chỉ hơn 5 năm tồn tại, công cụ tìm kiếm Google đã có những bước tiến phát triển kỳ diệu, chiếm được tới 70% thị phần trong lĩnh vực này. Hàng ngày, trên toàn thế giới có tới 200 triệu lượt người truy cập, tìm kiếm thông tin nhờ Google. Chính bản thân hai chàng trai thông minh và tài năng, tác giả của trang tìm kiếm này, cũng không tưởng tượng nổi mình sẽ thành công. Họ lại càng không thể tin được mình đang giàu có, sắp là những tỷ phú nổi tiếng.
2. Mark Zuckerberg
Nhà sáng lập của Facebook

Tuổi: 25

Bằng cấp cao nhất: Tốt nghiệp PTTH
Mark Elliot Zuckerberg (sinh ngày 14/5/1984) là một lập trình viên máy tính và là một chủ doanh nghiệp người Mỹ. Lúc đang là một sinh viên của Đại học Harvard, anh đã thành lập website mạng xã hội Facebook với sự trợ giúp của các bạn học tại Harvard Andrew McCollum, cũng như của những người bạn ở chung phòng ở ký túc xã Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Hiện nay anh đang là tổng giám đốc điều hành của Facebook.

Năm 2008, Zuckerberg dược tạp chí Forbes xếp hạng người giàu ở thứ 321 tại Hoa Kỳ, với tổng giá trị tài sản khoảng $1.5 tỷ. Anh là người trẻ nhất xuất hiện trên Forbes 40. Trong 2009, giá trị giữ tài sản của Zuckerberg đã tụt xuống dưới $ 1.2 tỷ.
3. James Murdoch
Tổng giám đốc của Europe and Asia, News Corp.

Tuổi: 36

Bằng cấp cao nhất: Tốt nghiệp PTTH
James Murdoch là con trai út của ông trùm trong giới truyền thông Rupert Murdoch. Hiện nay, Murdoch đang sở hữu kênh truyền hình Fox, American Idol và kênh phim truyện giải trí The 20th Century Fox; Myspace - một mạng cộng đồng phổ biến nhất trên thế giới. Ngoài ra, Murdoch cũng chính là chủ sở hữu của những tờ báo lớn nhất nước Anh như The Sun, The Times và The Sunday.

Là một trong số những người con đã trưởng thành của Rupert, James đã có nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi công việc kinh doanh. James giữ vai trò điều hành các hoạt động truyền hình cũng như các website. Năm ngoái, anh tham gia giám sát các hoạt động của tập đoàn tại thị trường Anh và châu Âu, bao gồm cả việc giám sát các tờ báo ở Anh. James cũng tiếp quản vị trí của Les Hinton khi vị chuyên viên cao cấp của NXB News International chuyển tới làm việc ở the Wall Street Journal theo chỉ thị của trùm Murdoch.
4. Aditya Mittal
Giám đốc Tài chính của Tập đoàn ArcelorMittal

Tuổi: 33

Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Chủ công nghiệp thép lớn nhất thế giới (chiếm 10% sản lượng toàn cầu) là ông trùm Lakshmi 58 tuổi và cậu con trai Aditya Mittal 33 tuổi. Như bố, thép đã “ngấm” vào máu Aditya từ thời trẻ. Thời niên thiếu, Aditya cùng cha đi khắp nhà máy, Aditya cũng thường được bố thuật lại những chuyến giao dịch, về những công ty mà ông mua và được bố đưa đến văn phòng để hóng chuyện. Hai cha con thống trị một trong những doanh nghiệp lâu đời và cốt lõi nhất lịch sử công nghiệp thế giới. Với 45% cổ phần (trị giá 38 tỉ USD) trong Tập đoàn thép Arcelor Mittal, họ trở thành một trong những gia đình giàu nhất thế giới.

Một trong những thủ thuật quen thuộc của Lakshmi là mua các hãng thép sắp phá sản và hồi sinh nó bằng thiết bị hiện đại cũng như phương pháp quản trị mới. Về lý thuyết, bất cứ ai có tiền cũng có thể đầu tư vào một cơ sở sản xuất sắp phá sản và vực nó dậy bằng chiến thuật thay đổi thiết bị cũng như lập bộ máy quản trị mới. Tuy nhiên, ít người mạo hiểm như Lakshmi Mittal.

Chuyên gia phân tích công nghiệp thép Jeremy Fletcher thuộc Ngân hàng Credit Suisse First Boston nói rằng doanh nghiệp Mittal là “công ty thép hoạt động hiệu quả nhất thế giới”, và Hãng kiểm toán Goldman Sachs cũng cho rằng họ là “một trong những hãng tiên phong trong việc chiếm lĩnh thị trường thép toàn cầu”.
5. Biz Stone và Evan Williams
Hai nhà đồng sáng lập của Twitter

Tuổi: 35 và 37

Bằng cấp cao nhất: Tốt nghiệp PTTH
Twitter ra đời vào tháng 7/2006, là sự hợp tác của bộ ba Jack Dorsey, Evan Williams và Biz Stone. Evan Williams và Biz Stone cùng với nhau tạo nên Odeo, 1 công ty chuyên về sản xuất và phát hành các podcast trên mạng. Ý kiến về việc tạo nên Twitter đến từ Jack Dorsey, 1 nhân viên bình thường trong công ty. Đến mãi tháng 3 năm 2006, Twitter vẫn chỉ là 1 dạng giao tiếp vui với nhau giữa các nhân viên trong công ty Odeo. Thế nhưng, dịch vụ bắt đầu ra mắt người sử dụng vào tháng 7. Nhận được 1 lượng traffic lớn từ Blogger, cộng với sự hấp dẫn của nền tảng mới, Twitter đã thực sự cất cánh và trở nên 1 cái tên không thể thiếu trong năm 2009 vừa qua.

Tính đến thời điểm hiện nay thì Twitter đã có hơn 133 triệu lượt truy cập, hơn 6 triệu người đăng ký và hàng ngàn tweet được gửi lên mỗi giây. Với khả năng kết nối cộng đồng cao, tốc độ truy cập nhanh và lượng người tham gia đông đảo, Twitter hiện đang là một trong những mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và được nhiều doanh nghiệp sử dụng như một dịch vụ quảng bá sản phẩm hiệu quả.
[B]7. Jonathan Gray
Giám đốc Điều hành cấp cao của Blackstone

Tuổi: 39

Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Jonathan Gray đã vào thẳng Blackstone (Mỹ) ngay sau khi tốt nghiệp Trường Kinh doanh Wharton năm 1992 và nhanh chóng trở thành một ngôi sao trong bộ phận bất động sản của công ty đầu tư tư nhân này.

Gray đã bán ra hàng trăm tòa nhà nằm trong danh mục đầu tư của Hãng với giá trị tổng cộng 30 tỉ USD ngay trước khi thị trường nhà đất Mỹ sụp đổ và đã giữ lại chỉ 50% vốn cổ phần đối với các bất động sản công ty còn nắm giữ. Đây được xem là vụ giao dịch “nhạy bén” nhất thời đại, cho thấy khả năng “đánh hơi” tuyệt vời của Gray.
8. Jason Kilar
Tổng giám đốc của Hulu

Tuổi: 38

Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ
Kể từ khi NBC và Fox , hai tên tuổi trong làng truyền thông chính thức thành lập website video trực tuyến Hulu.com tháng 10/2007, ra mắt phiên bản đầu tiên vào tháng 3/2008, NBC và Fox gần như đã đạt mục tiêu trở thành “kẻ hủy diệt YouTube” và giành danh hiệu “Website của năm”. Hulu sở hữu hơn 1000 chuyên mục các loại, trong đó có 130 đơn vị nhận cung cấp nội dung cho Hulu, bao gồm những tên tuổi lớn như NBC, Fox, Sony Pictures Television, MGM Studios, Lionsgate, Paramount Pictures, PBS…

Vị thuyền trưởng của Hulu, Tổng giám đốc Kilar cho hay: “Những gì mà Hulu đem đến cho người xem nhiều hơn những gì mà mọi người có thể nghĩ tới được. Chúng tôi rất lạc quan về sự phát triển của Hulu”.
9. John Arnold
Nhà sáng lập Centaurus Advisors

Tuổi: 35

Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Arnold bắt đầu sự nghiệp tại bộ phận dầu mỏ của tập đoàn năng lượng Enron sau đó chuyển sang bộ phận khí đốt. Anh trở nên nổi tiếng ở Enron sau khi đem về cho tập đoàn này 750 triệu USD lợi nhuận vào năm 2001 và được thưởng 8 triệu USD. Khi Tập đoàn bị sụp đổ vào năm 2002, Arnold đã dùng số tiền thưởng trên để thành lập quỹ Centaurus Advisors. Lúc đó anh mới tuổi 28.

Kể từ khi bắt đầu thành lập quỹ Centaurus, Arnold đã tạo ra tỉ suất lợi nhuận ít nhất 80% mỗi năm, thời điểm cao nhất là hơn 200% (vào năm 2007). Với giá trị tài sản 3,4 tỉ USD, Arnold lọt vào danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ năm 2009 của Tạp chí Forbes với vị trí thứ 91. Anh hiện là tỉ phú tự thân lập nghiệp trẻ nhất nước Mỹ.
10. Marc Andreessen
Nhà sáng lập Netscape, Opsware, Ning, Andreessen Horowitz

Tuổi: 38

Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Năm năm sau khi tốt nghiệp trường Đại học Illinois (Mỹ), Andreessen đã bán công ty đầu tiên do anh thành lập - Netscape Communications (chuyên về các dịch vụ máy tính) - cho tập đoàn truyền thông AOL với giá 4,2 tỉ USD vào năm 1999.

Sau đó, anh thành lập 2 công ty là công ty phần mềm Opsware (đã bán cho Hewlett-Packard vào năm 2007 với giá 1,6 tỉ USD) và Ning, công ty chuyên cung cấp nền tảng cho các mạng xã hội. Tháng 7 vừa qua, Andreessen đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz trị giá 300 triệu USD.

Bloger Comments
G+ Comments
Comments FaceBook

No comments:

List

Profiles Information


About me : Nothing is 1 vài thứ - 1985

Places I've Lived : I Hà Nội

Home Page : http://www.shimivn.blogspot.com/

Think : 1:1000000000

Languages spoken : Vietnamese,English.

Mobile : sony C2305

dell : i3-Ram 3GB- HDD 250GB .