BIOS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Basic Input/Output System có nghĩa
là Hệ thống vào ra cơ bản. BIOS nằm bên trong máy tính cá nhân, trên bo
mạch chính. BIOS được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi
máy tính khởi động. Chức năng chính của BIOS là chuẩn bị cho máy tính để
các chương trình phần mềm được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ (chẳng
hạn như ổ cứng, đĩa mềm và đĩa CD) có thể được nạp, thực thi và điều
khiển máy tính.
GIGABYTE Dual BIOS
Trước đây muốn nâng cấp BIOS thường người dùng sẽ mang đến trung tâm hỗ
trợ của các hãng bo mạch chủ do quá trình cập nhật BIOS khá mạo hiểm.
Giả sử khi đang cập nhật BIOS bị mất điện hay vì một lí do nào đó quá
trình bị gián đoạn giữa chừng thì gần như bo mạch chủ của bạn không thể
sử dụng được nữa do lỗi BIOS. Chính vì lí do đó khiến người sử dụng run
tay khi không đảm bảo tránh hoàn toàn được các rủi ro trên. Khi gặp
trường hợp này chỉ còn một cách là bạn mang main đến trung tâm bảo hành
của hãng để sử dụng những thiết bị chuyên dụng khôi phục lại BIOS. Điều
này sẽ gây chút khó khăn đối với những người đang cần sử dụng máy gấp,
hoặc do điều kiện khoảng cách dẫn đến kéo dài thời gian khắc phục lỗi.
Trong một vài năm trở lại đây chỉ có GIGABYTE là hãng đã đưa ra giải
pháp để giải quyết các vấn đề trên, đồng thời giúp người dùng có thể dễ
dàng cập nhật BIOS cho mainboard với tỉ lệ rủi ro gần như là không có.
Cải tiến đáng kể đó chính là công nghệ Dual BIOS được GIGABYTE trang bị
trên toàn bộ dải sản phẩm từ phổ thông đến cao cấp của mình. Vậy công
nghệ Dual BIOS hoạt động như nào? Chúng ta cùng xem qua hình ảnh dưới
đây:
Về mặt vật lí, trên các mainboard của GIGABYTE được trang bị 2 chip ROM
BIOS (Main BIOS và Backup BIOS) hoạt động tương hỗ lẫn nhau so với 1
chip ROM trên bo mạch chủ của các hãng khác. Trong quá trình sử dụng,
nếu Main BIOS bị lỗi trong quá trình cập nhật, mà chip BIOS vẫn hoạt
động bình thường, các thông tin từ Backup BIOS sẽ tự động được cập nhật
trở lại Main BIOS với tính năng “Auto Recovery” để đảm bảo hệ thống có
thể hoạt động bình thường. Trong trường hợp khác, nếu chip Main BIOS bị
hỏng hoàn toàn, Backup BIOS sẽ được sử dụng như một Main BIOS cho hoạt
động của Mainboard. Như vậy, nếu hệ thống được nâng cấp lên các thiết bị
mới hay để khắc phục lỗi tương thích giữa các thiết bị, người dùng có
thể tự cập nhật BIOS cho mainboard của mình một cách dễ dàng mà không sợ
mainboard hỏng do quá trình cập nhật BIOS.
Song song với công nghệ Dual BIOS, GIGABYTE cung cấp hai tiện ích giúp
người dùng có thể dễ dàng cập nhật BIOS trong môi trường Window hoặc
trong DOS là @BIOS và Qflash. Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các
bước cập nhật BIOS với 2 tiện ích này. Bo mạch chủ được sử dụng là
GIGABYTE GA-G41MT-D3 một trong những sản phẩm thuộc phân khúc thị trường
phổ thông vừa có mặt tại trị trường Việt Nam. G41MT-D3 tuy là mainboard
phổ thông nhưng được trang bị khá nhiều công nghệ cao cấp của GIGABYTE
như On/Off Charge, USB Power 3x (tham khảo thêm tại đây) và công nghệ
đang được nhắc đến trong bài Dual BIOS.
Trước hết, để kiểm tra phiên bản BIOS hiện hành của mainboard có thể làm các cách sau:
Cách 1: Khởi động máy, nhấn DEL vào BIOS rồi nhấn F9 sẽ hiển thị phiên bản BIOS của cả Main BIOS và Backup BIOS
Cách 2: Sử dụng phần mềm CPU-Z (download tại đây) để kiểm tra. Chạy
CPU-Z sau đó chọn tab Mainboard, phần BIOS sẽ hiển thị phiên bản BIOS
hiện hành.
Cách 3: Sau khi bạt nguồn màn hình BIOS hiện lên phiên bản BIOS sẽ là kí tự ngay cạnh tên mã sản phẩm
QFLASH
Qflash là tiện ích cung cấp khả năng cập nhật BIOS cho mainboard từ môi
trường DOS và được tích hợp sẵn khi hệ thống được bật lên. Trước khi
tiến hành cập nhập BIOS cho mainboard cần tải bản BIOS muốn nâng cấp lên
từ trang chủ của GIGABYTE (gigabyte.com) sau đó giải nén ra USB và cắm
sẵn USB vào máy.
Bước 1: Bật nguồn chờ màn hình khởi động lên rồi nhấn END để kích hoạt Qflash
Bước 2: sau khi nhấn END, Qflash được kích hoạt sau đó chọn Update BIOS from Drive
Bước 3: chọn USB có chứa file BIOS đã được cắm sẵn trước đó
Bước 4: Sau khi vào USB tìm đến file BIOS trước đó đã được giải nén và
lưu trong USB, thường có dạng *.BIN, nhấn Enter để chọn, thông báo hỏi
bạn có chắc chắn muốn update không hiện ra, nhấn Enter để quá trình
update bắt đầu.
Quá trình update sẽ tự động diễn ra cho đến khi thông báo “!!Copy BIOS
Completed – Pass!!” hiện ra tức là bạn đã update BIOS thành công. Sau đó
khởi động lại hệ thống và sử dụng như bình thường.
@BIOS
Cũng là tiện ích update BIOS nhưng khác với Qflash, @BIOS cung cấp giải
pháp update BIOS trực tiếp trong môi trường window với giao diện sử dụng
khá đơn giản. Ngoài ra để có thể sử dụng, @BIOS cần được cài đặt từ đĩa
đi kèm mainboard hoặc tải bộ cài về tại đây. Trước khi tiến hành update
bằng @BIOS cần tải bản BIOS muốn update về từ trang web: gigabyte.com,
sau đó giải nén vào một thư mục bất kì trong máy để load ra trong quá
trình update. Tốt nhất là lưu ở những chỗ dễ nhớ để ko mất công tìm kiếm
khi load file BIOS. Sau khi cài đặt @BIOS, khởi chạy chương trình,
chương trình có giao diện như sau:
Giao diện chính của @BIOS hiển thị các thông tin về bản BIOS hiện hành
bên tay trái và 3 lựa chọn lưu, cập nhật BIOS nằm bên phía tay phải:
1. Update BIOS from GIGABYTE Server: đây là lựa chọn cho phép người dùng
tự động update BIOS thông qua mạng Internet, @BIOS sẽ tự động check bản
BIOS mới nhất trên server của GIGABYTE rồi tải về và tiến hành cập nhật
vào máy. Sau khi click chọn lựa chọn này sẽ hiện ra bảng list các
server để bạn liên kết update BIOS.
Sau khi tải xong file BIOS và bạn xác nhận update BIOS, quá trình sẽ
diễn ra cho đến khi thông báo hoàn thành hiện ra, lúc này chỉ cần khởi
động lại máy tính là hệ thống đã hoạt động trên BIOS mới vừa được
update.
2. Update BIOS from File: đây là lựa chọn cho phép người dùng update
BIOS từ file BIOS được tải về lưu trên máy. Sau khi lựa chọn, một cửa sổ
Open hiện ra, bạn dẫn đến thư mục lưu file BIOS đã tải về trước đó, lựa
chọn File BIOS để quá trình update bắt đầu.
Sau khi lựa chọn file BIOS, một thông báo hỏi lại bạn là có chắc chắn
muốn update BIOS không, chọn Ok rồi chờ cho đến khi quá trình update
hoàn thành.
Sau khi cập nhật lên phiên bản mới, @BIOS sẽ yêu cầu bạn khởi động lại
hệ thống để bắt đầu hoạt động trên phiên bản BIOS mới, Chọn Restart now
để khởi động lại máy là xong.
3. Save Current BIOS to File: cho phép người dùng lưu lại file BIOS hiện
hành của bo mạch chủ. Trong trường hợp update BIOS lên phiên bản mới hệ
thống hoạt động không ổn định, có thể sử dụng file BIOS vừa lưu lại để
update ngược trở lại.
Sau khi update BIOS lên phiên bản mới, khởi động lại máy tính nhấn DEL
để vào BIOS sau đó chọn Load Optimized Defaults để các thông số được
thiết lập chuẩn theo mức mặc định.
Như đã nói ở phần trên, update BIOS là việc làm khá quan trọng để khắc
phục một số lỗi về không tương thích giữa các thiết bị phần cứng hay
phần mềm, giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn. Nếu như trước đây việc
tiến hành update BIOS cho mainboard còn là sự e ngại đối với người dùng
thì giờ đây nó trở lên đơn giản và dễ dàng hơn khá nhiều. Tiêu biểu ở
đây là giải pháp Dual BIOS của GIGABYTE kết hợp với 2 công cụ hỗ trợ
update BIOS Qflash và @BIOS. Hi vọng bài viết giúp bạn biết rõ hơn về
tầm quan trọng của BIOS cũng như biết cách tự update BIOS dễ dàng nếu
đang sử dụng các sản phẩm bo mạch chủ của GIGABYTE.
Nguồn : Thủy Linh
2/17/2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
List
Profiles Information
About me : Nothing is 1 vài thứ - 1985
Places I've Lived : I ♥ Hà Nội
Home Page : http://www.shimivn.blogspot.com/
Think : 1:1000000000
Languages spoken : Vietnamese,English.
Mobile : sony C2305 ♥ ♥
dell : i3-Ram 3GB- HDD 250GB . ♥♥♥
Places I've Lived : I ♥ Hà Nội
Home Page : http://www.shimivn.blogspot.com/
Think : 1:1000000000
Languages spoken : Vietnamese,English.
Mobile : sony C2305 ♥ ♥
dell : i3-Ram 3GB- HDD 250GB . ♥♥♥
No comments: